Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro

I.Duy Trì Sự An Toàn Cho Công Trường

Trước khi rời khỏi công trường, hãy đảm bảo rằng dự án được an toàn nhất có thể:

  1. Bố trí nhân viên bảo vệ thường trực để thực hiện các công việc giám sát công trường
  2. Nếu không thể bố trí nhân viên bảo vệ thường trực, thì nên xem xét lắp đặt hệ thống giám sát camera để phát hiện và cảnh báo trong trường hợp có đột nhập, phá hoại, trộm cắp và hỏa hoạn.

II.Bảo Quản Lưu Trữ Nguyên Vật Liệu An Toàn

  1. Cân nhắc tạm thời di dời các vật liệu xây dựng có giá trị đến một khu vực an toàn nếu có thể.
  2. Bảo vệ tất cả các bao bì và vật liệu có thể bị tác động xấu bởi thời tiết (tức là gió lớn, mưa bão,…).

3. Loại bỏ, cô lập hoặc trung hòa hóa chất để ngăn chặn sự giải phóng hoặc phản ứng của chúng với nhau nếu bị hòa trộn. Đảm bảo tất cả các chất lỏng và khí dễ cháy được loại bỏ khỏi công trường khi thích hợp.

4.Để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, nên cân nhắc loại bỏ khỏi khu vực xây dựng tất cả các giấy và các vật liệu dễ cháy khác (gỗ, mùn cưa, thùng rác, v.v.).

III. Giảm Thiểu Tổn Thất Do Thiết Bị và Máy Móc

Điều quan trọng là thiết bị và máy móc phải được bảo vệ trong trường hợp ngừng việc.

1.Đối với thiết bị chưa có sẵn trên công trường khách hàng nên cân nhắc trì hoãn việc giao thiết bị đến công trường cho đến khi dự án được tiếp tục.

2.Đối với thiết bị đã có sẵn trên công trường

  • Phân loại đánh giá các loại máy móc chịu ảnh hưởng bởi từng loại thời tiết (mưa/gió/nắng/ngập lụt/ẩm) để sắp xếp bố trí tại vị trí thích hợp trong công trường. Đối với thiết bị không thể di chuyển, nên có biện pháo bảo vệ thích hợp (Ví dụ: nên che chắn thiết bị bằng các tấm che/bạt phủ chịu lửa hoặc tấm phủ thích hợp để tăng cường bảo vệ)
  • Cân nhắc các thiết bị quan trọng nhất (theo thứ tự) để xác định mức độ ưu tiên cho các biện pháp ngăn ngừa tổn thất. Các thước đo/tiêu chuẩn để xác định mức độ quan trọng (ưu tiên) bao gồm thiệt hại tiềm ẩn và độ trễ tiềm ẩn (thời gian thay thế phụ tùng).

IV.Đảm Bảo An Toàn Cho Các Công Việc Đã Hoàn Thành Một Phần hoặc Công Trình Tạm Thời

1.Nếu có thể, nên hoàn thành các công việc cần thiết theo từng phần để giảm thiểu việc làm lại và tổn thất khi dự án tiếp tục.

  • Ví dụ: hoàn thiện các vị trí bê tông để ngăn chặn các mối nối lạnh; hoàn thiện các phiến bùn như một phương tiện để ngắt nước từ bên dưới móng; hoàn thiện kết cấu mái tạm để ngăn tổn thất do nước mưa và hoàn thiện hoặc gia cố khung kết cấu để ngăn ngừa sự mất ổn định.

2.Trước khi rời công trường, nên cân nhắc để kỹ sư kết cấu thực hiện việc kiểm tra trực quan công trình, đánh giá khoảng thời gian ngừng hoạt động có thể xảy ra.

V. Giảm Thiểu Rủi Ro Do Thiên Tai

Việc ngừng hoạt động có thể khiến dự án gặp phải các sự kiện theo mùa mà không lường trước được, chẳng hạn như mưa lớn, gió bão, lũ lụt v.v.

1.Nên có đánh giá xem xét hậu quả của những sự kiện này đối với các công trình chưa hoàn thànhkiểm tra toàn bộ khu vực thi công để ngăn ngừa nguy cơ nước xâm nhập.

2.Việc đào xúc và hào rãnh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cân nhắc điều chỉnh độ dốc của hố đào để tránh bong tróc/ sụp đổ do lượng mưa lớn trong khi hố đào sâu cần được bảo vệ để tránh thấm nước dẫn đến mất ổn định địa kỹ thuật. Nếu cần, hãy xem xét việc lấp lại các rãnh để tránh nguy cơ sụp đổ gây hư hại cho dây cáp và đường ống hiện có.

VI.Giảm Thiểu Tổn Thất Khi Khởi Động Lại Dự Án

Xem xét những thử nghiệm kiểm tra nào có thể được yêu cầu trước khi khởi động lại dự án.

1.Khi vận hành trở lại, nên kiểm tra tình trạng của hệ thống MEP (hệ thống điện, nước và khí) trước khi đóng điện hoặc tăng áp.

2.Yêu cầu tất cả các bộ phận kỹ thuật (kết cấu, cơ khí, điện, địa kỹ thuật, v.v.) kiểm tra các công trình tương ứng của họ trước khi tiếp tục xây dựng để xác nhận tính toàn vẹn của dự án.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *